Sáng nay, ngày
25/11/2019, tại trường THPT Ten Lơ Man (quận 1), hơn 1.500 học sinh đã tham gia
chuyên đề “Ứng xử văn hoá trên mạng xã hội” với sự dẫn dắt của báo cáo viên Đỗ
Thị Trà My.
Tránh những
hệ luỵ khủng khiếp từ mạng xã hội.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử
dụng mạng xã hội là phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Mạng
xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người. Như con dao
hai lưỡi, mạng xã hội có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy
hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy mỗi người chúng ta hãy sử
dụng mạng xã hội một cách thật thông minh.
Trong chương trình, cô Trà My dùng những sự kiện,
những nhân vật rất điển hình, thời sự để minh hoạ cho hệ lụy từ “thế giới ảo”. Những
nạn nhân bị “ném đá” trên mạng xã hội dẫn đến cái kết phải tự tử, những trào
lưu tiêu cực ảnh hưởng đến giới trẻ, những thói quen xấu hình thành từ việc sử
dụng mạng xã hội không đúng cách. Bên cạnh đó, những trào lưu tích cực như Challenge for change – Trào lưu dọn rác
đã tạo sức ảnh hưởng rất lớn trong giới trẻ về bảo vệ môi trường, hay trào lưu Mỗi ngày một câu chuyện đẹp đã lan toả
những điều tốt đẹp trong cuộc sống, học đường.
Theo đó, cô Trà My nhắn nhủ teen Ten Lơ Man
cách sử dụng mạng xã hội thông minh, để mạng xã hội trở thành công cụ đắc lực
giúp chúng ta trong thời đại số:
- Mỗi bạn hãy tự quản lý thời gian sử dụng mạng
xã hội thật phù hợp,
- Ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp
trên mạng xã hội,
- Sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những
thông tin mà mình quan tâm.
- Tinh thần trách nhiệm của mình trong việc
chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Nguyên
tắc “bàn tay” khi sử dụng mạng xã hội
Chuyên đề thu hút hơn khi cô Trà My khảo sát mức
độ nhận biết của học sinh về những hành động vô tình gặp phải những vấn đề trên
mạng xã hội và cách xử lý. Nhất là ở độ tuổi học sinh, tâm sinh lý chưa vững
vàng, các bạn rất dễ có những bức xúc trên thế giới ảo và dẫn dắt đến bức xúc
ngoài đời thực. Từ đó, chính những hành vi nhỏ đó vô tình điều chỉnh hành động
của chúng ta mà mỗi người rất khó nhận biết.
Do đó, cô Trà My khuyên teen Ten Lơ Man, trước
khi đặt bàn tay của mình lên bàn phím để bày tỏ ý kiến ở bất kỳ một vấn đề nào
đó trên mạng xã hội, các em học sinh hãy thật cẩn thận. Một bàn tay của chúng
ta có 5 ngón, mỗi ngón đều mang một ý nghĩa tượng trưng cho việc sử dụng và ứng
xử đúng cách trên mạng xã hội:
- NGÓN CÁI: Đọc có chọn lọc. Chúng ta nên đọc
những thông tin có nguồn gốc, có căn cứ. Mạng xã hội đầy rẫy thông tin, người
thông minh sẽ chọn lọc những thông tin có ích để tiếp cận, họ biết rõ rằng những
thông tin xấu, không những làm cho hiểu biết sai lệch, dẫn đến nhận thức và
hành động sai lệch.
- NGÓN TRỎ: “Like” có chừng mực. Chúng ta “like”, “thả
tim” cho các bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội hãy cân nhắc, tránh “like dạo”
mà không xem kỹ nội dung, nút “like” là cách thể hiện chính kiến của chúng ta.
- NGÓN GIỮA: Bình luận có trách nhiệm. Bình luận
trên mạng xã hội thường tạo ra 2 xu thế, đồng tình hoặc phản bác luận điểm của
đối phương. Bình luận trách nhiệm là có suy nghĩ, cân nhắc, nội dung bình luận
của ta có ảnh hưởng tốt hay xấu đến đối phương, kết quả/ hậu quả sau cùng của
câu chuyện là gì?! Khi ta có tôn chỉ đó, ta sẽ bình luận văn minh hơn. Đừng để
cảm xúc lấn ác, khiến “tay nhanh hơn não” và xảy ra những tình huống khó lường.
- NGÓN ÁP ÚT: Chia sẻ có chọn lọc. Cẩn thân với
những thông tin giật gân, bởi đại đa số thông tin đó là giả để “câu view” hoặc
một mục đích nào đó của người tung tin. Chia sẻ những trào lưu tốt, tạo hiệu ứng
tích cực trong cuộc sống là việc tốt. Với những tin tiêu cực, bạn hãy cẩn thận,
bởi có khi, chính nút “share” đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn.
- NGÓN ÚT: Bình tĩnh trong mọi trường hợp. “Nếu
không nói được lời tốt đẹp, hãy im lặng” đó là câu thần chú mỗi khi mất bình
tĩnh với những tình huống trên thế giới ảo. Bởi cảm xúc, cuộc sống và sự ảnh hưởng
của sự việc đó lên cuộc sống thực của chúng ta.
Những lời khuyên thật “xịn” này của cô Trà My
đã giúp các bạn trẻ nhận thức đúng đắn về thế giới ảo và “lận lưng” cho mình những
“bí kíp” sử dụng mạng xã hội thông minh.