Những bí quyết sinh viên nên biết khi chuẩn bị bước vào giảng đường Đại học

Shares

Một trong những bước ngoặt quan trọng nhất của cuộc đời con người là bước chân vào giảng đường đại học. Đây là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của các bạn học sinh, giúp các bạn làm quen với việc tự quyết định và làm chủ cuộc đời mình. Để chuẩn bị vào đại học một cách suôn sẻ, không choáng ngợp trước những điều mới mẻ sắp đối mặt, các bạn cần có cho mình những hành trang cần thiết.

5 yếu tố tân sinh viên chuẩn bị vào đại học cần quan tâm

1. Kỹ năng tự học – Kỹ năng quan trọng nhất

Khi đã là sinh viên đại học, các bạn sẽ phải làm quen với việc tự học, tự nghiên cứu trong mọi vấn đề. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn, giúp ta biết cách tìm tòi tổng hợp kiến thức, cũng như cung cấp những kiến thức nền cần thiết. Những tri thức khác đều có trong tài liệu được thầy cô cung cấp, sách báo trong thư viện, và nguồn thông tin khổng lồ trên internet.

Trong thời gian đầu, các bạn sinh viên rất dễ sốc với phương pháp và môi trường học tập mới, vì các bạn đã quá quen với cách học của phổ thông. Đây là thói quen không thể thay đổi một sớm một chiều. Những bạn có thói quen tự học, tự nghiên cứu từ trước sẽ thích nghi nhanh hơn với thay đổi, và bắt kịp tốc độ giảng dạy của thầy cô.

2. Đảm bảo giấy tờ và hồ sơ chuẩn bị vào đại học

Sinh viên chuẩn bị vào đại học cũng cần chú ý chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ đầy đủ. Sau khi nhận được thông tin trúng tuyển, các bạn cần tìm hiểu về quy trình, thời gian và những giấy tờ cần thiết khi đăng ký nhập học. Một số giấy tờ yêu cầu công chứng có thể cần thời gian để có kết quả, thế nên các bạn nên chuẩn bị ngay từ sớm.

3. Mua sắm đồ vật cần thiết

Các bạn tân sinh viên có thể tiết kiệm chi phí bằng cách mang những vật dụng có sẵn ở nhà đến chỗ trọ. Một số món đồ khá đắt khi mua ở thành phố, nhưng chất lượng không khác với đồ sử dụng ở nhà là bao. Tận dụng những đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn dùng tốt có thể giúp bạn tiết kiệm tiền để mua sắm những vật dụng khác cần thiết hơn.

Bạn nên chọn chỗ ở và khảo sát trước để biết mình nên chuẩn bị những gì. Một số nơi cho thuê trọ, hoặc trong ký túc xá, sẽ có một số vật dụng cơ bản như giường, tủ, bàn ghế, kệ bếp, bếp ga, bếp điện từ,… nên bạn không cần tốn tiền sắm sửa. Các bạn sinh viên chỉ cần chuẩn bị dao thớt, bát đĩa, đũa muỗng, hộp đựng thức ăn, và một số đồ lặt vặt là đủ.

4. Tự chủ về vấn đề đi lại khi chuẩn bị vào đại học

Rút ngắn thời gian đi lại tối đa giữ nhà và trường học có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Ngoài việc đi học, các bạn tân sinh viên còn phải tham gia các hoạt động ngoại khóa, đi làm thêm, đi chơi cùng bạn bè. Do đó, tốt nhất các bạn có thể tự chủ việc đi lại bằng cách dùng xe máy hay xe đạp điện để tiết kiệm thời gian.

Hãy gửi xe cẩn thận trong nhà xe của ký túc xá, hoặc khóa xe cẩn thận và đặt xe trong nhà để phòng trộm cắp. Xe cộ là một trong những tài sản có giá trị cao, vì thế các bạn cần cẩn thận để tránh mất xe. Nếu không có phương tiện thuận lợi như xe cá nhân, các bạn sinh viên có thể sử dụng xe bus.

5. Xác định mục tiêu học tập khi chuẩn bị vào đại học

Điều cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất dành cho các bạn sinh viên chuẩn bị vào đại học là việc xác định mục tiêu học tập ngay từ sớm. Nếu không có mục tiêu học tập, bạn sẽ loay hoay không biết nên học những môn nào, chọn chuyên ngành nào phù hợp, hay sẽ đạt được giá trị gì khi ra trường.

Học tập không có mục tiêu cũng giống như làm việc mà không có mục tiêu, tất cả đều không mang đến động lực cho người thực hiện. Chỉ khi có mục đích rõ ràng, chúng ta mới không ngừng cố gắng đạt được cái đích mà bản thân hướng tới, cũng như tạo cảm hứng trong quá trình học tập.

Mục tiêu học tập giúp ta không bị lạc lối, không phải loay hoay tự hỏi con đường phía trước phải đi như thế nào. Hiện nay, nhiều bạn sinh viên vẫn chưa biết cách đặt ra mục tiêu và hoàn thành mục tiêu. Điều quan trọng là cần xác định mục tiêu chính, mục tiêu dài hạn, rồi chia nhỏ chúng thành những mục tiêu ngắn hạn để tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ.

Shares

Bài viết MỚI

VŨ ĐIỆU THANH XUÂN
2024

Days
Hours
Minutes