Tổng hợp kiến thức trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

Shares

Bạn cần phải ôn luyện những vùng kiến thức nào để chinh phục đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp trọng tâm kiến thức tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia giúp bạn ôn thi hiệu quả tại nhà. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

1. Kiến thức trọng tâm về Từ vựng:

Từ vựng trong bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia thường có các dạng bài chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc kết hợp với các kiến thức ngữ pháp khác như đọc hiểu hay hoàn thành câu.

Để chuẩn bị cho kỳ thi, bạn cần tập trung vào các chủ đề thường xuyên xuất hiện trong bài thi gồm:

  • Chủ đề giáo dục (Education)
  • Chủ đề gia đình (Family)
  • Chủ đề du lịch (Tourism)
  • Chủ đề nền kinh tế (Economy)
  • Chủ đề Công việc (Work)
  • Chủ đề Văn hóa (Cultural Diversity)
  • Chủ đề vấn đề xã hội (Social issues)
  • Chủ đề Cuộc sống trong tương lai (Life In The Future)
  • Chủ đề Chủ đề Năng lượng và sự nóng lên toàn cầu (Energy and Global warming)
  • Chủ đề động vật (Animal)

Xem thêm:  List từ vựng thi THPT Quốc Gia với 5 chủ đề phổ biến

2. Kiến thức trọng tâm về Ngữ pháp:

2.1. Tense (Các thì trong tiếng Anh)

Tenses (Thì) trong tiếng Anh là chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhất trong đề thi THPT Quốc gia. Cụ thể gồm 12 thì sau: 

Nhóm thì ở Hiện tại

Simple present: Hiện tại Đơn

Present Continuous: Hiện tại Tiếp diễn

Present Perfect: Hiện tại Hoàn thành

Present Perfect Continuous: Hiện tại Hoàn thành Tiếp diễn

Nhóm thì ở Quá khứ

Past Simple: Quá khứ Đơn

Past Continuous: Quá khứ Tiếp diễn

Past Perfect: Quá khứ Hoàn thành

Past Perfect Continuous: Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễn

Nhóm thì ở Tương lai

Simple Future: Tương lai Đơn

Future Continuous: Thì tương lai tiếp diễn

Future Perfect: Thì tương lai hoàn thành 

Future Perfect Continuous: Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn

2.2. Các Loại từ

  • Danh từ (Noun): Đại diện cho một người, một vật, một địa điểm, một ý tưởng, hoặc một sự việc. Ví dụ: Cat (con mèo), school (trường học), idea (ý tưởng)
  • Động từ (Verb): Diễn tả hành động, quá trình, hoặc trạng thái.

Ví dụ: study (học), eat (ăn), drink (uống)…

  • Tính từ (Adjective): Mô tả tính chất hoặc đặc điểm của một danh từ hoặc một cụm danh từ. Ví dụ: Beautiful (đẹp), tall (cao), old (già, cũ)…
  • Trạng từ (Adverb): Mô tả cách thức, mức độ, thời gian, hoặc tần suất của một hành động.

Ví dụ: Quickly (Nhanh chóng), always (Luôn luôn, very (rất)

Ví dụ: On (Trên), at (lúc, tại), under (dưới)…

Ví dụ: And (và), but (nhưng), or (hoặc)…

Ví dụ: He (anh ấy), They (họ), It (nó)…

Ví dụ: The. a, an.

Xem thêm: Cách nhận biết từ loại trong tiếng Anh nhanh chóng và dễ nhớ

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm vững kiến thức về cấu tạo từ (Word formation) và các collocation  thường gặp.

  • Cấu tạo từ là quá trình tạo ra từ mới từ các từ nguyên gốc hoặc từ đã tồn tại bằng cách thêm tiền tố (prefix), hậu tố (suffix).

Xem chi tiết:  Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh: Những điều bạn cần biết

  • Collocation là sự kết hợp giữa các từ với nhau để tạo thành các cụm từ diễn tả ý nghĩa khác nhau. 

Xem thêm: Tổng hợp collocation của các động từ thường gặp

2.3. Các chủ điểm ngữ pháp quan trọng khác

  • Passive voice (Câu bị động): Tất tần tật về câu bị động
  • Reported speech (Câu gián tiếp): Câu gián tiếp là cách diễn đạt lại ý kiến, suy nghĩ, câu nói hoặc câu hỏi của người khác một cách gián tiếp. Để chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp chúng ta cần thay đổi thì, các đại từ, và các trạng từ chỉ thời gian trong câu.
  • Câu điều kiệnCâu điều kiện hỗn hợp
  • Câu điều ước Wish: 3 loại Câu điều ước 
  • Đảo ngữ (Inversion):  là một cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh khiến thứ tự thông thường của các từ trong câu bị đảo ngược, thường là để nhấn mạnh một phần của câu.
  • Câu hỏi đuôi (Tag question): được sử dụng để xác nhận hoặc kiểm tra thông tin hoặc ý kiến của người nghe. Câu hỏi đuôi bao gồm hai phần: Mệnh đề chính và Câu hỏi đuôi.
  • Câu so sánh (Comparison) : là cấu trúc dùng khi so sánh 2, 3 hoặc nhiều người hay sự vật, sự kiện ở một khía cạnh nào đó 
  • Subject & Verb Agreement (Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ)

Xem chi tiết: Khám phá chi tiết về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

2.4. Clauses (Mệnh đề)

  • Adverbial clauses (Mệnh đề trạng ngữ) là mệnh đề có chức năng mô tả hoặc bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, lý do, cách thức, hoàn cảnh, hoặc mức độ của một hành động.
  • Relative clause (Mệnh đề quan hệ) được sử dụng để mô tả hoặc xác định một người hoặc một vật mà mệnh đề chính đề cập đến. Mệnh đề quan hệ thường bắt đầu bằng các từ quan hệ như “who”, “whom”, “which”, “whose”, hoặc “that”.
  • Nouns clause (Mệnh đề danh ngữ) giữ chức năng của một danh từ trong câu. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng một từ “that”, “wh-” (như “what”, “who”, “when”, “where”, “how”).

3. Kiến thức trọng tâm về Phát âm:

3.1. Cách phát âm đuôi -s/es:

Cách phát âm đuôi s/es cụ thể như sau:

/s/: từ kết thúc bằng các phụ âm /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/, /s/, /ʃ/, /tʃ/, hoặc /h/. Ví dụ: cats, dogs, books, cars, wishes.

/iz/: từ kết thúc bằng âm /z/, /ʒ/, /dʒ/. Ví dụ: washes, buzzes, fixes, brushes, watches.

/z/: từ kết thúc bằng các âm cuối khác. Ví dụ: says, days, ears, songs, jobs.

3.2. Cách phát âm đuôi -ed:

Cách phát âm đuôi ed cụ thể như sau:

/id/: từ gốc kết thúc bằng âm /t/ hoặc /d/. Ví dụ: wanted (/ˈ/wɑːntɪd/), needed (/ˈniːdɪd/), ended (/ˈendɪd/).

/t/: từ gốc kết thúc bằng âm thanh phụ âm /p/, /f/, /θ/, /s/, /ʃ/, /k/, /tʃ/. Ví dụ: helped (/ˈhelp t/), laughed (/læft/), cooked (//kʊkt/).

/d/: từ gốc kết thúc bằng các âm khác ngoài các âm trên. Ví dụ: played (/pleɪd/), listened (/ˈlɪs.ənd/), arrived (/əˈraɪvd/).

3.3. Trọng âm

Quy tắc nhấn trọng âm như sau:

Đối với từ có 2 âm tiết:

Quy tắc 1: Trong các từ có 2 âm tiết, nếu từ đó là danh từ hoặc tính từ, thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: table /ˈteɪbl/, teacher/ˈtiː.tʃər/ , careful /ˈkerfl/

Quy tắc 2: Với các động từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: forget/fəˈɡet/, apply /əˈplaɪ/

Đối với các từ có 3 âm tiết trở lên:

Quy tắc 1: Hầu hết các từ tận cùng là đuôi; IC, IAN, ICS, SION, TION thì trọng âm rơi vào âm liền kề trước nó. Ví dụ: dramatic /drəˈmæt.ɪk/

Quy tắc 2: Hầu hết các từ tận cùng là các đuôi: EE, ADE, ESE, EER, OO, EETE, OON, IQUE, AIRE thì trọng âm nhấn vào chính các âm này. Ví dụ: volunteer /ˌvɒl.ənˈtɪər/

Quy tắc 3: Những từ có tận cùng là: -gy, -cy, -ity, -phy, -al, -graphy, -ate thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên. Ví dụ: diversity/daɪˈvɜː.sə.ti/, international /ˌɪntəˈnæʃnəl/

Quy tắc 4: Các tiền tố không bao giờ có trọng âm mà thường nhấn trọng âm vào âm thứ hai. Ví dụ: dishonest /dɪsˈɑːnɪst/.

4. Hướng dẫn ôn thi môn tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia:

Để ôn thi hiệu quả, bạn có thể ôn thi theo lộ trình như sau:

Giai đoạn 1: Đánh giá trình độ của bản thân

Bắt đầu bằng việc lấy một đề thi từ năm trước và làm đề để đánh giá trình độ hiện tại của bạn. Dựa trên kết quả này, bạn có thể xác định điểm mạnh và yếu của mình. Nếu đạt điểm dưới 8, bạn nên bắt đầu với các kiến thức cơ bản, còn nếu đạt trên 8, bạn có thể chuyển ngay sang ôn luyện các kiến thức nâng cao hơn​​.

Giai đoạn 2: Ôn tập các kiến thức trọng điểm

Trong giai đoạn này, bạn nên tập trung vào các kiến thức cơ bản đã được tổng hợp phía trên. Đây là giai đoạn quan trọng giúp bạn nắm vững những nền tảng cần thiết cho các phần thi​. Giai đoạn này đòi hỏi bạn phải làm nhiều bài tập thực hành để ghi nhớ.

Giai đoạn 3: Làm đề thi thử và tổng ôn

Luyện tập với các đề thi thử THPT Quốc gia môn Anh của những năm trước để làm quen với cấu trúc đề thi và cải thiện kỹ năng làm bài. Sau khi hoàn thành mỗi đề, hãy phân tích kết quả để biết được những phần kiến thức còn yếu và tập trung cải thiện những phần làm sai. Điều này giúp bạn tránh bỡ ngỡ khi gặp các dạng câu hỏi trong kỳ thi thật​.

Sau khi điểm số đã cải thiện, bạn tập trung vào các câu hỏi ở mức độ khó và các đề thi nâng cao. Tận dụng các tài liệu tổng hợp câu hỏi vận dụng cao và tìm kiếm các bí quyết làm bài hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau để tối ưu kết quả thi của mình​. 

Bằng cách tuân thủ lộ trình này và chăm chỉ ôn luyện, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc và tự tin hơn khi bước vào kỳ thi tiếng Anh THPT Quốc gia.

Trên đây là tổng hợp trọng tâm kiến thức tiếng Anh giúp bạn có cái nhìn tổng quát để ôn luyện kỳ thi THPT môn tiếng Anh một cách hiệu quả. Chúc cho quá trình ôn thi của bạn sẽ được thuận lợi và suôn sẻ. 

Shares

Bài viết MỚI

Days
Hours
Minutes